Đo kiểm cáp quang : 5 điều có thể bạn chưa biết

Đo kiểm cáp quang là một trong những bước quan trọng của quy trình thi công cáp quang, nó giúp chúng ta xác định được chính xác các thông số của đường cáp : chiều dài tuyến,suy hao toàn tuyến, độ phản xạ, suy hao trung bình, vị trí của mối hàn… Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về quy trình đo kiểm cáp quang cũng như một số lưu ý cần thiết trong quá trình này.

do-kiem-cap-quang-1
Máy đo kiểm cáp quang Joinwit 3302F

I. Bước sóng dùng trong cáp quang

• Cáp quang singlemode có thể truyền đi xa hơn cáp quang multimode.
• Cáp quang singlemode thường hoạt động ở 2 bước sóng 1310nm và 1550nm.
• Cáp quang multimode thường hoạt động ở 2 bước sóng 850 và 1300
• Hiện nay người ta sử dụng chủ yếu là cáp quang singlemode do giá thành rẻ hơn và khoảng cách truyền tín hiệu xa hơn.

buoc-song-cap-quang
Bước sóng dùng trong cáp quang

II. Công dụng của máy đo kiểm cáp quang

• Kiểm tra đường quang có thông quang hay không (continuity)
• Đo lường giá trị suy hao trung bình (Average loss-dB/km)
• Đo lường giá trị suy hao và vị trí của mối hàn
• Phản xạ (Optical return loss – ORL)
• Suy hao toàn tuyến (end to end atten)
• Chiều dài tuyến

do-kiem-cap-quang-2
Kỹ thuật viên đo kiểm cáp quang

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo

  1. Không nên nhìn thẳng trực tiếp vào ngõ ra của máy hay đầu sợi quang nếu đang bật laser vì có thể làm hư hại mắt.
  2. Chụp đậy cổng máy đo và các đầu dây đo khi không sử dụng để chống bụi.
  3. Kiểm tra cổng máy đo và đầu kết nối của dây đo không bị bụi bẩn, tránh làm sai lệch kết quả đo.
may-do-kiem-cap-quang

III. Các tham số đo thường dùng trong đo kiểm cáp quang

Độ dài tuyến cáp cần đo (Distance):

  • Chúng ta luôn chọn lớn hơn khoảng cách dự kiến đo bởi vì sợi quang thực tế luôn dài hơn chiều dài tuyến cáp do bị xoắn trong ruột cáp, cáp bị uốn lượn trên cột hoặc trong cống hoặc cáp cuộn dự phòng.
  • Thường lựa chọn chiều dài đo gấp khoảng 1,5 lần chiều dài tuyến cáp ước lượng.
chieu-dai-tuyen-cap-can-do

Bước sóng (Wavelength):

Đo khoảng cách dưới 40Km thì nên chọn bước sóng 1310nm, ngược lại chọn bước sóng 1550nm cho cáp singlemode.

Độ rộng xung (Pulse Width):

Thời gian để truyền hết 1 xung ánh sáng qua 1 điểm trên sợi quang.

  • Độ rộng xung lớn: đo biến cố ở khoảng cách xa, độ phân giải đồ thị cao (nét).
  • Độ rộng xung nhỏ: đo biến cố ở khoảng cách gần, sát nhau, độ phân giải đồ thị thấp (nét).
  • Các giá trị điển hình của độ rộng xung :
    • 5 ns / 10 ns / 30 ns / 100 ns / 300 ns / 1 μs (tuyến ngắn)
    • 100 ns / 300 ns / 1 μs / 3 μs / 10 μs (tuyến xa)

Thời gian trung bình (Averaging Time):

Máy đo kiểm cáp quang gửi các xung lặp đi lặp lại vào trong sợi quang. Các kết quả của mỗi xung được lấy trung bình. Điều này làm giảm nhiễu ngẫu nhiên của bộ thu. Thời gian đo càng dài thì đồ thị càng rõ ràng hơn bởi vì thời gian dài thì nhiều tạp âm được tính ra mức trung bình. Thời gian trung bình tốt trong phạm vi 3 phút.

IV. Cách đọc kết quả đo kiểm cáp quang từ màn hình máy đo

Đồ thị hiển thị trên màn hình máy đo sẽ có dạng như hình dưới :

Các điểm cần lưu ý trên đồ thị

cach-doc-ket-qua-do-kiem-cap-quang
  1. Điểm bắt đầu của sợi quang: luôn có một tín hiệu phản xạ (dội) rất mạnh.
  2. Điểm kết thúc, gãy, đứt của sợi quang: có một tín hiệu phản xạ mạnh tại điểm kết thúc của sợi quang. Sau đó tín hiệu chỉ còn mức nhiễu.
  3. Connector hay các mối nối cơ học: Vừa mất mát (suy hao cao thường > 0,5dB) vừa tạo phản xạ, thường thể hiện xung dương (xung đi lên).
  4. Mối hàn nhiệt không có phản xạ hoặc có thì rất nhỏ. Suy hao rất nhỏ (dưới 0,1dB), mối hàn tốt sẽ khó phát hiện.
  5. Điểm gập, cong: là biến cố không phản xạ. Có 2 cách phân biệt với mối hàn nhiệt:
    1. Suy hao thuờng cao hơn, thậm chí rất cao nếu điểm gập mạnh.
    2. Sử dụng sơ đồ thi công để xác định tại khoảng cách đó có Măng xông quang không?
  6. Vết nứt, rạn cáp: tạo ra mất mát và phản xạ như connector nhưng có độ suy hao thấp hơn nhiều so với connector (dưới 0,1dB), vì nếu suy hao lớn thì có thể đứt cáp (đây cũng là cách phân biệt vết nứt và đầu nối).

Các trường hợp phải đo kiểm cáp quang 2 chiều

  1. Không phát hiện lỗi (do các biến cố nằm quá gần nhau nên chỉ phát hiện biến cố đầu tiên)
  2. Phát hiện điểm cuối cáp ở khoảng cách tương đương với khoảng cách ước lượng (nguy cơ đứt ở điểm gần cuối cáp).

V. Một số lưu ý khi thực hành đo kiểm cáp quang

do-kiem-cap-quang-3
  1. Các máy đo đều có chế độ đo tự động (tự xác định các tham số), tuy nhiên đối với các biến cố phức tạp (không đo được hoặc kết quả đo không đúng) thì cần chuyển sang chế độ đo nhân công (manual).
  2. Với các bạn nắm chắc kỹ thuật đo khuyến nghị nên sử dụng đo nhân công.

Viễn thông Thành Công chuyên cung cấp các giải pháp đo kiểm cáp quang với độ chính xác cao, với đội ngũ kỹ sư và nhân viên kỹ thuật cao, nhiều năm kinh nghiệm thi công, hàn nối, đo kiểm cáp quang. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ hotline tư vấn : 0982.315.512 để được tư vấn, báo giá chi tiết về dịch vụ đo kiểm cáp quang.

2 thoughts on “Đo kiểm cáp quang : 5 điều có thể bạn chưa biết

  1. Pingback: Báo giá thi công hàn nối cáp quang trọn gói năm 2021 - thicongcapquang.vn

  2. Pingback: Quy trình thi công cáp quang - thicongcapquang.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *